Chàng trai trẻ
học
được
cách không e ngại những
lời
từ
chối.
Bị
từ
chối
là điều
bình thường
khi bán hàng. Thậm chí, hơi
kỳ
quặc,
chàng trai bắt đầu
thấy
thích thú với những
lời
khước
từ.
Với
anh, mỗi
lần
bị
từ
chối
là một
cơ
hội
để
suy ngẫm
lại,
để
thử
nghiệm
những
lời
phúc đáp
hay để
tôi luyện
tính kiên trì, dù cho người quản
lý không ngừng thúc giục
“đi
nhiều
hơn
nữa”,
và chàng trai trẻ bắt
đầu
suy nghĩ.
Kiểu chào hàng bất
ngờ
đối
với
khách hàng như vậy
cũng
giống
như
một
canh bạc.
Từ
chối
cũng
có nhiều
dạng:
khách hàng có thể đi vắng,
viện
cớ
đang
họp,
quá bận
rộn,
chỉ
gặp
những
người
có hẹn
trước,
hay không bao giờ lắng
nghe hoặc
chịu
gặp
những
người
bán hàng. Chàng thanh niên chủ trương
hẹn
gặp
khách hàng qua điện
thoại,
lời
nhắn
hay các chuyến viếng
thăm.
Tuy nhiên, giờ đây những
cuộc
gặp
gỡ
không còn là những cuộc
gặp
không mong đợi đối
với
khách hàng. Tỷ lệ
thành công rất cao và tỷ
lệ
thuận
với
sự
thăng
tiến
của
anh.
Ngay từ
khi lựa
chọn
công việc
này, chàng trai đã quyết
định
rằng
nghiêm túc là chưa đủ
mà cần
phải
thật
sự
nghiêm túc. Người bán hàng này đã
tận
dụng
mọi
cơ
hội
để
kết
giao với
những
người
bán hàng thành công thuộc mọi
lĩnh
vực
kinh doanh. Anh còn trau dồi kiến
thức
thông qua sách vở, xem băng
hình và tham gia các khóa huấn luyện
bán hàng chuyên nghiệp. Tình cờ
anh đọc
được
cuốn
Làm thế
nào để
trở
thành một
nhân viên bán hàng bậc thầy
– cuốn
sách đã
trở
thành bí quyết bán hàng của
anh. Và từ đó, chàng trai trẻ
nuôi mơ
ước
trở
thành một
nhân viên bán hàng bậc thầy
đích thực.
Công ty giao cho anh
nhiệm
vụ
mới:
giành một
khách hàng tiềm năng
từ
tay một
nhà cung cấp khác. Trước
đó,
chưa
từng
có ai trong công ty được mời
gặp
mặt
dù chỉ
để
chào hàng. Chàng trai cũng tiếp
cận
khách hàng này theo chiến lược
bán hàng
của
công ty. Tuy nhiên anh đã phạm
sai lầm
khi lặp
lại
điều
mà những
người
tiền
nhiệm
đã
làm. Anh bị từ
chối
thẳng
thừng.
Thậm
chí, anh đã nghĩ đến
việc
bỏ
cuộc.
Giống
như
trường
hợp
của
những
chuyến
chào hàng không được mong đợi,
chàng trai bắt đầu
suy nghĩ
và nghiên cứu.
Sau khi đọc
lại
các dữ
liệu
bán hàng cũng như
những
ghi chép về các cuộc
gọi
bán hàng, anh nhận thấy
cả
mình và những nhân viên bán hàng trước
đây
đều
làm những
việc
như
nhau. Họ
cùng gọi
cho một
loại
khách hàng, viết những
lá thư
như
nhau và hỏi những
câu hỏi
chẳng
khác gì nhau. Những việc
làm này đều
thất
bại
nhưng
họ
vẫn
không thay đổi phương
pháp. Chàng trai tự hỏi:
“Nhân viên bán hàng bậc thầy
sẽ
làm những
gì?” Những
điều
nhân viên bán hàng bậc thầy
làm khác hẳn những
gì một
nhân viên bán hàng vẫn làm: họ
không chấp
nhận
thất
bại;
họ
tự
thích nghi, thay đổi và chấp
nhận
mạo
hiểm
sau khi đã
tính toán kỹ. Chàng thanh niên quyết
định đổi
mới
cách thức
làm việc
và chuẩn
bị
kiếm
thật
nhiều
tiền.
Anh
đưa
ra một chiến
lược
bán hàng hoàn toàn mới. Cuối
cùng, chính quyết định
này đã
thay đổi
cuộc
đời anh, cả trên phương diện tài chính lẫn sự nghiệp.
Chàng trai này biết
rằng
mình nên bắt đầu
bán hàng cho các nhà lãnh đạo cao nhất
của
khách hàng. Những nhân viên dưới
quyền
đã
từ
chối
người
bán hàng vài lần và ai cũng
bảo
hãy hỏi
cấp
trên của
họ,
đó
là các tổng
giám đốc
điều
hành (CEO), giám đốc điều
hành (COO), giám đốc tài chính (CFO), giám
đốc
thông tin (CIO). Trước đó,
chàng trai chưa từng
làm việc
trực
tiếp
với
các nhân vật cao cấp.
Anh quyết
định
làm bằng được điều
này, dù có thể sẽ khiến
những
người
anh tiếp
cận đầu
tiên
cảm
thấy
bị
xúc phạm.
Hơn
nữa,
anh chưa
từng
hợp
tác với
công ty này, do vậy anh xác định
chẳng
có gì để
mất.
Chàng
trai trẻ
tự
giam mình trong văn phòng, nghiên cứu
mọi
thông tin liên quan đến công ty kia, từ
lĩnh
vực
kinh doanh, đối thủ
cạnh
tranh cho đến khách hàng và website. Anh nhận
thấy
rằng
người
thật
sự
đưa
ra quyết
định
quan trọng
trong công ty, nhưng rất
ít xuất
hiện,
chính là các CFO. Anh tập suy nghĩ
giống
một
CFO. Và anh
đã biết được những gì về việc điều hành một công ty đa quốc gia trị giá hàng tỷ đôla?
Bản
thân các CFO cũng gặp
khó khăn
khi phải
thanh toán các hóa đơn đúng
hạn.
Mối
quan tâm hàng đầu của
những
người
này là các vấn đề
tài chính, đặc biệt
là giải
pháp để
giảm
được
chi phí. Dựa vào nghiên cứu
của
mình, anh đã đi
đến
kết
luận:
công ty mình sẽ giúp đối
tác tiết
kiệm
50.000 đôla
một
năm
bằng
cách giảm
chi phí vận hành hàng ngày.
Anh tìm số điện thoại của vị CFO đó và hẹn gặp bằng được. Ngay tiếng chuông
đầu tiên, vị CFO đã
nhấc
máy. Sau khi tự giới
thiệu,
người
bán hàng nói ngay rằng cuộc
gọi
này sẽ
kết
thúc trong vòng một đến
hai phút. Anh cũng nói mình tự
tin có thể giúp công ty của
ông ta tiết kiệm
tới
50.000 đôla,
và hỏi
ông có mang theo sổ tay công tác không. Vị
giám đốc
đồng
ý và họ
sắp
xếp
một
cuộc
hẹn.
Cuộc
gặp
gỡ
này hoàn toàn mới mẻ
và xa lạ,
vì thế
chàng trai đã lên kế
hoạch
rất
cẩn
thận.
Anh đi
tới
cuộc
hẹn
cùng với
một
chuyên gia phân tích tình hình hoạt
động
của
công ty mình.
Người
ta không bao giờ đề cập
tới
sản
phẩm
ngay trong cuộc gặp
đầu
tiên, vì những câu hỏi
của
người
bán hàng thường tập
trung vào việc khách hàng sẽ
nhận
được
gì từ
sản
phẩm
của
mình chứ
không phải
công nghệ
hay đặc
tính và tiện ích của
sản
phẩm.
Người
bán hàng trong câu chuyện trên đề
nghị
tiến
hành một
cuộc
“kiểm
tra nhằm
tiết
kiệm
chi phí” để nhận
dạng
những
quy trình thừa, cũng
như
những
yếu
tố
gây lãng phí khác. Mặc dù về
nguyên tắc,
khách hàng phải trả
tiền
cho những
cuộc
kiểm tra như
vậy,
nhưng
người
bán hàng đã đưa
ra một
đề
nghị
khiến
vị
CFO không thể từ
chối:
cuộc
kiểm
tra sẽ
hoàn toàn miễn phí nếu
không tìm ra quá trình cắt giảm
chi phí nào.
Vị giám đốc cử một nhân viên cấp dưới làm việc trực tiếp với người bán hàng
để cung cấp
cho anh những thông tin cần
thiết
cho việc
tìm ra các vấn đề và
biện
pháp
khắc
phục.
Trong phút chốc, những
người
trước
đây
không để
ý hoặc
từ
chối
người
bán hàng này đã cộng
tác với
anh. Có được
sự
ủng
hộ
của
giám đốc
là một
điều
đáng
nể,
nhưng
chàng trai muốn người
được
chỉ
định
làm việc
với
mình trở
thành đồng
minh, khiến họ
cảm
thấy
mình cũng
là người
hùng, là người thắng
cuộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét