Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Vé máy bay đi Mỹ tìm hiểu về chính sách đối ngoại thủa ban đầu của Mỹ

Vé máy bay đi Mỹ tìm hiểu về chính sách đối ngoại thủa ban đầu của Mỹ

Vé máy bay đi Mỹ tìm hiểu về chính sách đối ngoại thủa ban đầu của Mỹ

Vé máy bay đi Mỹ giá rẻ.Đến với đại lý vé máy bay hàng đầu tại Việt Nam là bạn đang đến nơi mà các khách hàng tìm tới để đặt cho mình những tấm vé máy bay đi Mỹ, và các vé máy bay đi tới mọi miền trên toàn thế giới.
Là đại lý vé máy bay được ủy quyền của hãng hàng không Korean Air, hãng hàng không thuộc loại lớn nhất thế giới ,Chúng tôi luôn đem tới cho bạn tấm vé máy bay rẻ nhất thủ tục nhanh chóng, cho bạn những chuyến đi an toàn thú vị tới những miền đất "hứa".

Đại lý Korean Air là đơn vị chuyên cung cấp các loại vé máy bay đi các nước như : 

Đồng thời là là tài trợ cho loạt bài viết tìm hiểu về đất nước Mỹ.

Chính sách đối ngoại trong những năm đầu thành lập nước Mỹ.
Tuy một trong những nhiệm vụ đầu tiên của chính phủ mới là củng cố nền kinh tế trong nước và làm cho quốc gia được an toàn về tài chính, song Hoa Kỳ không thể coi thường những vấn đề đối ngoại. Những nền tảng của chính sách đối ngoại của Washington là duy trì hòa bình, giúp đất nước có thời gian phục hồi những vết thương và tiếp tục quá trình hợp nhất dân tộc. Những sự kiện ở châu Âu đã đe dọa các mục tiêu này. Nhiều người Mỹ theo dõi một cách say sưa và dành thiện cảm sâu sắc cho cuộc cách mạng Pháp. Tháng 4/1793, những tin tức dồn dập đổ về, thông báo Pháp đã tuyên chiến với Anh và Tây Ban Nha, đồng thời đặc phái viên mới của Pháp, Edmond Charles Genet - công dân Genet - đang trên đường sang Mỹ.

Sau cuộc cách mạng Pháp dẫn tới việc Vua Louis XVI bị xử tử tháng 1/1793, Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan đã can dự vào cuộc chiến với nước Pháp. Theo Hiệp định Liên minh Pháp - Mỹ năm 1778, Hoa Kỳ và Pháp là những đồng minh vĩnh viễn và nước Mỹ có nghĩa vụ giúp nước Pháp bảo vệ khu vực Tây ấn. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn còn là một nước rất yếu về quân sự và kinh tế, và do vậy không có khả năng can dự vào một cuộc chiến tranh mới với các cường quốc châu Âu.


Ngày 22/4/1793, Washington đã bãi bỏ thành công các điều khoản của Hiệp ước 1778 - điều ước đã giúp Mỹ có thể giành độc lập thông qua việc tuyên bố Hợp chủng quốc mong muốn hữu nghị và vô tư, không thiên vị với tất các cường quốc đang tham chiến. Khi tới nước Mỹ, Genet được nhiều công dân hoan hô, nhưng được tiếp đón bằng nghi thức lạnh nhạt của Chính phủ. Genet nổi giận và vi phạm lời hứa, không cung cấp một chiếc tàu chiến Anh bị bắt giữ với tư cách là tàu lùng (tàu của tư nhân được chính phủ giao nhiệm vụ chuyên đi bắt tàu buôn địch). Sau đó Genet đe dọa trực tiếp nêu vấn đề cho nhân dân Mỹ thấy. Ngay sau đó Hoa Kỳ đã yêu cầu Chính phủ Pháp triệu hồi ông về nước.


Sự kiện Genet đã làm căng thẳng những mối quan hệ giữa Mỹ với Pháp giữa lúc quan hệ với nước Anh còn lâu mới được coi là khăng khít. Quân đội Anh còn chiếm đóng các pháo đài ở miền Tây, tài sản bị binh lính Anh chiếm đoạt trong thời cách mạng vẫn chưa được khôi phục hay trả lại, và hải quân Anh đang chặn các tàu Mỹ chuẩn bị tới các cảng Pháp. Hai nước dường như vẫn tiến đến bên bờ của một cuộc chiến. Trước tình hình đó, Washington đã cử John Jay, Chánh án Tòa án Tối cao đầu tiên, làm đặc phái viên tới Luân Đôn. Jay đã đàm phán một hiệp ước bảo đảm việc rút quân Anh ra khỏi các pháo đài miền Tây và về lời hứa của Luân Đôn sẽ đền bù thiệt hại do việc nước Anh chiếm giữ các tàu và hàng hóa Mỹ vào năm 1793 và 1794, nhưng lại không nêu cam kết sẽ không có các vụ bắt giữ trong tương lai. Hơn nữa, hiệp định đã không giải quyết vấn đề hết sức nhức nhối là người Anh vẫn cưỡng bức tòng quân các thủy thủ Mỹ tham gia lực lượng Hải quân Anh, cản trở ghê gớm việc buôn bán của Mỹ với Tây ấn, đồng thời chấp nhận quan điểm của Anh cho rằng đồ quân trang quân dụng của hải quân và các vật liệu chiến tranh đều là hàng lậu, và sẽ bị bắt giữ nếu chở tới cảng biển của quốc gia thù địch trên tàu của các quốc gia trung lập.


Nhà ngoại giao người Mỹ Charles Pinckney thì thành công hơn trong thương thuyết với Tây Ban Nha. Năm 1795, ông đã đàm phán một hiệp định quan trọng giải quyết vấn đề biên giới Florida theo yêu cầu của Mỹ và cho phép người Mỹ tiếp cận cảng New Orleans. Cũng tương tự như vậy, Hiệp định Jay với người Anh đã phản ánh vị thế tiếp tục suy yếu của Mỹ so với một siêu cường trên thế giới. Hiệp định này không được công chúng ủng hộ rộng rãi, nhưng lại được những người ủng hộ chủ nghĩa liên bang công khai ủng hộ bởi lẽ họ đề cao mối quan hệ kinh tế và văn hóa với nước Anh. Washington ủng hộ hiệp định này vì nó là món quà mặc cả tốt nhất có thể có trong bối cảnh lúc bấy giờ. Sau một cuộc tranh luận nảy lửa, Thượng viện đã thông qua hiệp định này.


Vụ trò hề công dân Genet và Hiệp ước Jay đã chứng minh cả những khó khăn mà một nước nhược tiểu phải đương đầu khi bị kẹt giữa hai cường quốc, và khoảng cách rất xa trong quan điểm giữa phe ủng hộ chủ nghĩa liên bang và những người theo chủ nghĩa cộng hòa. Đối với những người ủng hộ chủ nghĩa liên bang, những kẻ theo chủ nghĩa cộng hòa ủng hộ cuộc Cách mạng cấp tiến và đầy bạo lực ở Pháp là những tên cấp tiến đầy nguy hiểm (Gia-cô-banh). Đối với những người cộng hòa, những người ủng hộ chính sách thân Anh là những kẻ bảo hoàng, dám vứt bỏ quyền tự nhiên của người Mỹ. Những người ủng hộ chủ nghĩa liên bang gắn hiệu quả và phát triển quốc gia với thương mại; còn những người chủ trương cộng hòa lại coi tương lai của nước Mỹ là tương lai của một nền cộng hòa thuần nông rộng lớn. Cuộc cạnh tranh trong quan điểm mâu thuẫn nhau của họ ngày càng trở nên trầm trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét