Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Vé máy bay đi Mỹ tìm hiểu về tuyên ngôn nhân quyền.

Vé máy bay đi Mỹ tìm hiểu về tuyên ngôn nhân quyền

Vé máy bay đi Mỹ tìm hiểu về tuyên ngôn nhân quyền.

Giá vé máy bay đi Mỹ, và giá vé máy bay các tuyến nội địa trong nước Mỹ nói chung đều rất cao. Chất lượng phục vụ của các hãng hàng không chuyên bay đi Mỹ như Vietnam Airlines, American Airlines...nhìn chung đều rất tốt nhưng đi kèm theo đó là giá vé cũng rất cao. Để mua ve may bay di my giá rẻ quý khách vui lòng liên hệ với đại lý Korean Airnhân viên của chúng tôi rất sẵn lòng tư vấn cho quý khách mọi thông tin về giá vé, hành trình bay, cũng như các dịch vụ vé máy bay của đại lý Korean Air.

    Đến với hãng bay bạn sẽ được:
  • - Phục vụ 24h/7 ngày bởi đội ngũ nhân viên nhiệt tình giàu kinh nghiệm.
  • - Tư vấn miễn phí về giá vé, hành trình bay cũng như dịch vụ vé máy bay của đại lý Korean Air.
  • - Giao vé máy bay đi Mỹ miễn phí(nội thành).
  • - Hỗ trợ hoàn, hủy vé…
Đại lý Korean Air là đơn vị chuyên cung cấp các loại vé máy bay đi các nước như : 


Đồng thời là là tài trợ cho loạt bài viết tìm hiểu về đất nước Mỹ .


Xin giới thiệu bài viết "Vé máy bay đi Mỹ tìm hiểu về tuyên ngôn nhân quyền" .

Ngày 17/9/1787, sau 16 tuần cân nhắc cẩn thận, bản hiến pháp hoàn thiện đã được 39 trong số 42 đại biểu có mặt ký kết. Franklin chỉ vào hình nửa mặt trời vẽ bằng mầu vàng chói ở sau chiếc ghế tựa của Washington và nói:
Suốt những ngày diễn ra Hội nghị, tôi đã thường xuyên... nhìn vào chiếc ghế (kia) phía sau lưng tổng thống mà không thể phân định được đó là mặt trời đang mọc hay đang lặn; nhưng giờ đây cuối cùng thì tôi thực sự hạnh phúc biết rằng đó là vầng mặt trời lúc bình minh chứ không phải lúc hoàng hôn. 

Hội nghị đã kết thúc, các thành viên tản ra quán rượu thành phố, cùng ăn và chia tay nhau thật chân thành, ấm áp. Tuy nhiên, một nội dung quan trọng trong đấu tranh xây dựng một liên minh hoàn hảo hơn vẫn đặt ra phía trước. Vẫn cần phải có sự chấp thuận của các hội đồng lập pháp dân bầu ở các tiểu bang trước khi văn kiện hiến pháp có thể có hiệu lực.

Hội nghị đã quyết định rằng hiến pháp sẽ có hiệu lực ngay sau khi hội đồng lập pháp của 9 trong tổng số 13 bang phê chuẩn. Đến tháng 6/1788, đã có chín bang theo yêu cầu phê chuẩn hiến pháp, nhưng các bang lớn như Virginia và New York thì chưa. Hầu hết mọi người đều thấy nếu không có sự ủng hộ của họ thì hiến pháp sẽ không bao giờ được tôn kính. Đối với nhiều người, bản hiến pháp dường như còn ẩn chứa vô số những mối nguy: liệu chính phủ trung ương hùng mạnh đã tạo nên hiến pháp đó có áp bức và hành hạ họ bằng các khoản thuế khóa nặng nề và lôi họ vào cuộc chiến tranh hay không?
Những quan điểm khác biệt về các vấn đề này đã dẫn tới sự tồn tại của hai phe nhóm - những người ủng hộ chế độ liên bang và một chính quyền trung ương mạnh mẽ, và những người phản đối chế độ liên bang muốn có một liên minh lỏng lẻo của từng bang riêng rẽ. Những lập luận của cả hai phe được chuyển tải qua báo chí, các cơ quan lập pháp và các hội nghị bang.


Ở Virginia, những người chống chủ nghĩa liên bang đã tấn công chính phủ mới được đề xuất bằng cách phản bác đoạn mở đầu của Hiến pháp: “Chúng tôi, những người dân của Hợp chủng quốc. Bằng việc không sử dụng các tên riêng của các bang trong Hiến pháp, các đại biểu lập luận các bang sẽ không duy trì được quyền hay quyền lực riêng rẽ của mình. Phái chống chủ nghĩa liên bang ở Virginia thì do Patrick Henry lãnh đạo. Ông đã trở thành người phát ngôn chính cho những người nông dân ở vùng sâu, vùng xa vốn rất lo sợ trước những quyền lực của Chính phủ Liên bang mới. Các đại biểu còn do dự đã bị thuyết phục bởi đề nghị của hội nghị bang Virginia đưa ra Tuyên ngôn Nhân quyền, còn phái chống chủ nghĩa liên bang đã liên minh với những người ủng hộ chủ nghĩa liên bang để phê chuẩn Hiến pháp ngày 25/6.

Tại New York, Alexander Hamilton, John Jay và James Madison đã kêu gọi phê chuẩn Hiến pháp qua một loạt các bài luận nổi tiếng mang tựa đề Bút ký của những người ủng hộ liên bang. Những bài luận đăng tải trong các tờ báo ở New York đã trở thành lập luận cổ điển ủng hộ chính quyền liên bang trung ương theo mô hình tam quyền phân lập - hành pháp, lập pháp và tư pháp kiểm soát và cân bằng lẫn nhau. Do những bài Bút ký có ảnh hưởng lớn tới đại biểu New York nên Hiến pháp đã được phê chuẩn ngày 26/7.

Mối ác cảm với một chính quyền trung ương mạnh chỉ là một mối lo lắng duy nhất trong số những mối lo của những người phản đối Hiến pháp; một mối lo ngại tương đương đối với nhiều người là nỗi lo sợ rằng Hiến pháp không bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cá nhân một cách có hiệu quả. George Mason, người Virginia, tác giả bản Tuyên ngôn Nhân quyền của bang Virginia năm 1776, là một trong ba đại biểu tham dự Hội nghị Lập hiến đã từ chối ký văn kiện cuối cùng vì nó không liệt kê ra những quyền cá nhân. Cùng với Patrick Henry, ông đã ra sức chống lại bang Virginia phê chuẩn Hiến pháp. Đương nhiên, năm bang bao gồm cả Massachusetts đã phê chuẩn Hiến pháp với điều kiện rằng những Điều bổ sung sửa đổi hiến pháp cần phải được bổ sung lập tức.


Khi phiên họp Quốc hội đầu tiên diễn ra ở thành phố New York tháng 9/1789, những lời kêu gọi có các Điều bổ sung sửa đổi để bảo vệ các quyền cá nhân đã thực sự giành được sự nhất trí rất cao. Quốc hội đã nhanh chóng thông qua 12 Điều bổ sung sửa đổi như vậy; đến tháng 12/1791, đã có đủ số bang đã phê chuẩn 10 Điều bổ sung sửa đổi để đưa chúng vào thành một phần của Hiến pháp và gọi chung là Tuyên ngôn Nhân quyền. Trong số các quy định của các Điều bổ sung sửa đổi có: quyền tự do ngôn luận, báo chí, tôn giáo và quyền hội họp một cách hòa bình, quyền phản đối và yêu cầu các thay đổi (Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất); Bảo vệ chống lại những cuộc khám xét, tịch thu không hợp lệ tài sản và bắt giam (Điều bổ sung sửa đổi thứ tư); thủ tục tố tụng công bằng ở tất cả các vụ án hình sự (Điều bổ sung sửa đổi thứ năm); Quyền được xử án công bằng và nhanh chóng (Điều bổ sung sửa đổi thứ sáu); Bảo vệ chống lại hình phạt dã man và bất thường (Điều bổ sung sửa đổi thứ tám); và điều khoản cho rằng mọi người được sử dụng những quyền bổ sung mà không được ghi trong Hiến pháp (Điều bổ sung sửa đổi thứ chín).

Từ khi thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền chỉ có 16 Điều bổ sung sửa đổi được bổ sung vào Hiến pháp. Tuy một số Điều bổ sung sửa đổi tiếp theo đã điều chỉnh cấu trúc và hoạt động của Chính phủ Liên bang, nhưng phần lớn các điều khoản này vẫn tuân theo những tiền lệ do Tuyên ngôn Nhân quyền đã xác lập và mở rộng các quyền cá nhân và các quyền tự do.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét